chiến lược phát triển nhà trường 2018-2023

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường THCS Chu Văn An Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: /KH-CVA
EaSiên, ngày tháng năm 2018

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2018 – 2023
I. Giới thiệu nhà trường:
Trường THCS Chu Văn An đóng tại thôn 1A Xã EaSiên, thị xã Buôn Hồ. Trường được thành lập theo quyết định số 75/QĐ-UBND ngày 19/05/2009 của UBND thị xã Buôn Hồ. Lúc mới thành lập mặc dù gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất không đáp ứng được qui mô phát triển. Để xứng đáng với ngôi trường được mang tên Thầy giáo Chu Văn An. Nhà trường đã có nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên Dạy tốt, học tốt.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường 100% đạt trình độ chuẩn trở lên, trong đó trên 95 % đạt trình độ trên chuẩn. Trường có nhiều giáo viên đạt giải trong các hội thi giáo viên dạy giỏi, thi giáo án điện tử và thi thiết bị dạy học cấp thị xã. Chất lượng toàn diện hàng năm của nhà trường khá tốt so với mặt bằng chung của thị xã. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS hàng năm trên 98%. Đội ngũ học sinh giỏi và năng khiếu hàng năm của nhà trường năm nào cũng có học sinh tham dự đội tuyển học sinh giỏi tỉnh..
Với sự nỗ lực cố gắng cao, nhiều năm liền nhà trường đạt danh hiệu Tập thể Lao động tiên tiến. Tập thể Lao động xuất sắc; Năm học 2017-2018 trường đạt chuẩn quốc gia và được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn TN, Đội TNTP Hồ Chí Minh nhà trường được công nhận là đơn vị vững mạnh và vững mạnh xuất sắc.
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2018-2023 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Chu Văn An là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội của địa phương giai đoạn 2018-2023 và phấn đấu duy trì nhà trường đạt chuẩn quốc gia.
II. Phân tích môi trường:
1. Mặt mạnh:
– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường đủ về số lượng, cơ cấu. Trong năm học 2018-2019, tổng cộng có: 45 CCVC (trong đó BGH: 03, giáo viên: 34, GV chuyên trách: 02, Nhân viên: 6. Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có trên 95% trên chuẩn.
– Công tác lãnh đạo, quản lý của BGH: biết tổ chức điều hành, quản lý có khoa học. Kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
– Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: đa số nhiệt tình, có trách nhiệm, giàu kinh nghiệm, có tinh thần yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm khá vững vàng.
– Chất lượng toàn diện của học sinh khá tốt, đa số chăm ngoan, chất lượng đạt mặt bằng chung của thị xã; tỷ lệ TN THCS đạt 98% trở lên;
– Đội ngũ học sinh giỏi hàng năm đều đạt được nhiều thành tích trong công tác thi đua..
– Cơ sở vật chất:
+ Phòng học: có đủ phòng học và bàn ghế để học 01 ca, phòng học đúng qui cách, thoáng mát, có đủ ánh sáng;
+ Phòng tin học: 01 (với 25 máy đã được kết nối Internet)
2. Mặt hạn chế.
– Ban Giám hiệu:
+ Việc bố trí bố trí giáo viên; đôi khi chưa chủ động, thường xuyên thay đổi.

– Đội ngũ giáo viên, nhân viên:
Một bộ phận giáo viên chưa chịu khó học hỏi nên khả năng sáng tạo và tiếp thu cái mới còn hạn chế, đôi khi còn gặp khó khăn trước yêu cầu đổi mới về phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh. Một số giáo viên trẻ thiếu kinh nghiệm, chưa thực sự nhiệt tình, say mê tìm tòi, nghiên cứu học hỏi.
– Học sinh: Chất lượng chưa thực sự bền vững, một số học sinh ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt.
– Cơ sở vật chất: Hệ thống nhà vệ sinh của học sinh, giáo viên đã xuống cấp chưa có kinh phí tu sửa…
3. Thời cơ.
– Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2017-2022 đã và đang được thực hiện sẽ có chủ trương, chính sách chung cho sự phát triển kinh tế- xã hội, trong đó sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục nhận được quan tâm, đầu tư đáng kể;
– Nhà trường tiếp tục nhận được sự tín nhiệm và đồng thuận của học sinh và phụ huynh học sinh trong khu vực;
– Đội ngũ giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có ý thức học hỏi, phấn đấu vươn lên đang được tăng cường và bổ sung trong thời gian tới;
– Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.
4. Thách thức:
– Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục từ phía cha mẹ học sinh và xã hội trong sự phát triển chung của đất nước;
– Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
– Nhu cầu ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, công nhân viên ngày càng cao.
5. Xác định các vấn đề ưu tiên:
– Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị theo hướng hiện đại, chuẩn hoá;
– Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh;
– Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
– Ứng dụng CNTT trong Dạy- Học và công tác quản lý.
– Áp dụng các chuẩn vào việc tổ chức thực hiện và đánh giá các hoạt động của nhà trường trong công tác quản lý, giảng dạy.
III. Định hướng chiến lược:
1. Tầm nhìn.
Trường học có chất lượng ở khu vực phía Nam thị xã là nơi mà phụ huynh học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện. Nơi giáo viên và học sinh luôn được động viên, khuyến khích, tạo điều kiện vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong công tác và học tập.
2. Sứ mệnh.
Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện thuận lợi, thân thiện, có nề nếp, kỷ cương, giúp học sinh có cơ hội phấn đấu vươn lên; được khuyến khích phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.
3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường.
– Tình đoàn kết – Lòng nhân ái
– Sự chuyên cần – Sự hợp tác
– Lòng tự trọng – Sự tự tin
– Tính trung thực – Khát vọng vươn lên
IV. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:
1. Mục tiêu chung:
– Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, từng bước chuẩn hóa các điều kiện phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại;
– Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học của giáo viên và học sinh;
– Đảm bảo việc giáo dục toàn diện cho học sinh, trong đó chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh;
– Củng cố, mở rộng quan hệ với cộng đồng nhằm đẩy mạnh sự nghiệp xã hội hóa giáo dục và tạo điều kiện để học sinh tham gia các hoạt động xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên.
– Có trên95% cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên có trình độ Đại học và có khả năng sử dụng máy vi tính cũng như biết ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý;
– 100% cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt;
– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%;
– Phát huy hơn nữa vai trò và tính hiệu quả của các tổ chức đoàn thể, các tổ tư vấn và Ban hoạt động NGLL;
– Quán triệt sâu sắc, thực hiện có hiệu quả các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
2.2. Học sinh.
– Qui mô:
Duy trì số lớp học từ 13 lớp đến 21 lớp, với số lượng học sinh từ 470 đến 640;
– Chất lượng:
+ Trên 45% học lực khá, giỏi (trên 10% học lực giỏi); tỷ lệ học sinh có học lực yếu, kém < 5%; + Trên 90% xếp loại đạo đức khá và tốt (trên 60% tốt); không có học sinh xếp hạnh kiểm yếu; + Đội tuyển học sinh giỏi thị xã nằm trong tốp 04; có nhiều học sinh đạt giải cấp thị xã và học sinh giỏi cấp tỉnh; + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự tin tham gia các hoạt động tập thể, biết xử lý các tình huống. 2.3. Cơ sở vật chất. - Có đủ phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn; - Các phòng tin học, thực hành tổng hợp « Lý+C.nghệ », « Sinh+Hoá », được trang bị theo hướng đạt chuẩn và hiện đại; đầu tư thiết bị triển khai từng bước xây dựng thư viện điện tử; - Cứ 3 phòng học được trang bị một bộ máy móc, thiết bị phục vụ việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy; - Hoàn thiện việc xây dựng sân vườn để môi trường sư phạm luôn được đảm bảo “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn”. 3. Phương châm hành động. “Chất lượng, hiệu quả giáo dục là danh dự của nhà trường” V. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC: 1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh. Không ngừng đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng và đối tượng học sinh. Đảm bảo tính hiệu quả giáo dục cao trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn giúp học sinh có đạo đức, lối sống tốt, có những kỹ năng sống cơ bản. 2. Xây dựng và phát triển đội ngũ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng và cơ cấu bộ môn; có phẩm chất chính trị tốt; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. 3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục. Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. 4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng thư viện điện tử…Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, CNV tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng về CNTT để sử dụng được máy tính và các phần mềm phục vụ cho công việc. 5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục. - Xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường. + Nguồn lực tài chính: * Sử dụng hiệu quả, đúng qui định nguồn ngân sách Nhà nước. * Tăng cường huy động nguồn ngoài ngân sách “Từ xã hội, PHHS…” + Nguồn lực vật chất: * Sử dụng, bảo quản hiệu quả mặt bằng, cơ sở vật chất phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ. * Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy- học. 6. Xây dựng thương hiệu. - Xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường. - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống. Nhà trường nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Phổ biến kế hoạch chiến lược: Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà trường. 2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược: - Giai đoạn 1: Từ năm 2018- 2020 - Giai đoạn 2: Từ năm 2021- 2023 4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập Ban Kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. 5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện. 6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. 7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch. 8. Trong quá trình tổ chức thực hiện luôn bám sát Điều lệ trường trung học, chuẩn THCS, tiêu chí trường đạt chuẩn quốc gia và tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục để đối chiếu, kiểm tra, điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu. Hàng năm đều có sự đánh giá, rút kinh nghiệm để thấy được sự tiến bộ và những bất cập cần điều chỉnh. Bản Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 5 năm (2018-2023) đã được thông qua toàn thể CBCCVC nhà trường tại Hội nghị CCVC năm học 2018 - 2019. Nơi nhận: - PGD&ĐT thị xã Buôn Hồ; - Niêm yết công khai tại trường; - Lưu: VT. HIỆU TRƯỞNG Hồ Phi Ngọc